Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Khái quát về vùng đất, con người và truyền thống xã Kim Loan

anh tin bai

XÃ KIM LOAN - VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI VÀ TRUYỀN THỐNG

Kim Loan là xã vùng cao, thuộc khu vực nội địa của huyện Hạ Lang. Xã nằm ở phía tây bắc của huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng, vị trí địa lí được xác định: phía bắc và phía tây tiếp giáp với xã Cao Thăng, xã Đoài Dương (huyện Trùng Khánh), phía đông giáp với xã Đức Quang, phía nam giáp với xã An Lạc.

Từ sau Cách mạng Tháng Tám (1945), xã Kim Loan được thành lập và trở thành đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng. Danh xưng của xã lấy theo bí danh của liệt sĩ Hoàng Kim Loàn, một chiến sĩ tự vệ đã anh dũng hi sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương tại vùng đất thuộc huyện Quảng Uyên ngày nay. Cũng như nhiều địa phương của huyện Hạ Lang nói riêng và trên cả nước nói chung, trải qua các thời kì lịch sử, vùng đất Kim Loan ngày nay, có sự biến đổi về địa danh và địa giới. Từ thời Hùng Vương, Kim Loan ngày nay là phần đất thuộc bộ Vũ Định (một trong 15 bộ của Nhà nước Văn Lang); dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc [179 TCN - 938), vào thời nhà Hán thuộc quận Giao Chỉ.

Đời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497], vào năm Quang Thuận thử 7 [1466) nước ta được chia thành 12 đạo thừa Tuyên. Cao Bằng lúc bấy giờ gọi là phủ Bắc Bình thuộc thừa Tuyên Thái Nguyên, gồm 4 châu: Thượng Lang, Hạ Lang, Thạch Lâm, Quảng Uyên.

Đến thời nhà Nguyễn, theo sách "Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỉ XIX", đời Gia Long (1802 -1820], trấn Cao Bằng gồm có 4 châu, 27 tổng, 233 xã, thôn, phường, phố, trại, động. Vùng đất Kim Loan lúc bấy giờ là phần đất thuộc xã Nga Sơn, tổng Nga Ổ, Châu Thượng Lang.

Ngày 01/9/1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công vào cửa biển Đà Nang, công khai xâm lược nước ta. Đối với Cao Bằng, cuối năm 1886 chúng tiến hành đánh chiếm các châu trong toàn tỉnh, trước tình hình đó, nhân dân khắp các châu liên tiếp nổi dậy đấu tranh. Mùa xuân năm 1892, lợi dụng lúc Pháp đang tập trung lực lượng đối phó với các cuộc đấu tranh của nhân dân ta, quân Mãn Thanh đã đánh chiếm toàn bộ tổng Điều Lương và một phần tổng Tuyền Đằng của châu Hạ Lang. Sau đó, giữa Pháp và Mãn Thanh đã diễn ra cuộc đàm phán về biên giới. Kết quả, hai bên đã kí bổ sung về Hiệp định biên giới với nội dung thỏa thuận: quân Mãn Thanh rút khỏi tổng Tuyền Đằng; Thực dân Pháp nhượng tổng Điều Lương cho Mãn Thanh.

Sau khi mất tổng Điều Lương, thực dân Pháp đã điều chỉnh lại đơn vị hành chính: cắt hai xã Nga Sơn và Trùng Nhai thuộc tổng Nga ổ, châu Thượng Lang nhập vào tổng Tuyền Đằng [châu Hạ Lang), với tên gọi mới là tổng Phong Đằng, sau đó sáp nhập tổng Phong Đằng vào châu Thượng Lang[5]. Theo đó, vùng đất Kim Loan ngày nay thuộc tổng Phong Đằng, châu Thượng Lang. Như vậy, dưới thời thuộc Pháp, Kim Loan ngày nay là một phàn đất của xã Nga Sơn, tổng Phong Đằng, Châu Thượng Lang [phủ Trùng Khánh).

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Chính phủ đã có những điều chỉnh về hệ thống hành chính cấp cơ sở. Tổng Phong Đằng thuộc châu Thượng Lang sáp nhập vào châu Hạ Lang. Các đơn vị hành chính được điều chỉnh tên gọi huyện, xã. Châu Hạ Lang được đổi thành huyện Hạ Lang và các xã được đổi tên theo tên các cán bộ, chiến sĩ cách mạng hi sinh trong kháng chiến. Chính quyền cách mạng đã cắt vùng Nà Ran của xã Nga Sơn để hợp với thôn B thành lập xã Đức Quang. Các xóm còn lại của xã Nga Sơn lập thành xã Kim Loan

Ngày 15/9/1969 Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 176/CP, với một số điều chỉnh đơn vị hành chính ở Cao Bằng: sáp nhập các xã Minh Long, Lý Quốc, Thắng Lợi, Đức Quang và Kim Loan vào huyện Trùng Khánh. Như vậy, theo Quyết định số 176/CP của Hội đồng Chính phủ, xã Kim Loan thuộc về huyện Trùng Khánh.

Tháng 9/1981, huyện Hạ Lang được tái lập trên cơ sở cắt các xã Minh Long, Lý Quốc, Thắng Lợi, Đức Quang, Kim Loan, Đồng Loan của huyện Trùng Khánh; xã An Lạc, Thanh Nhật, Quang Long, Việt Chu, Thái Đức, Thị Hoa, Cô Ngân, Vinh Quý, của huyện Quảng Hòa hợp thành huyện Hạ Lang. Theo đó, xã Kim Loan là một trong 14 đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Hạ Lang.

Khi mới được thành lập (năm 1945), xã Kim Loan có 14 đơn vị cấp xóm, là: Thềnh Kít, Khuổi Âu, Lũng Túng, Gia Lường, Lũng Mò, Đông Phén, Bản Tao, Luộc Vai, Bản Phong, Cốc Chia, Nặm Kít, Thong Nhàn, Khuổi Ai, Chi Duông. Đến năm 2003, thực hiện theo Quyết định số 2576-QĐ/UB ngày 05/11/2003 của ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng, một số xóm của xã đã được sáp nhập, theo đó, xã Kim Loan có 8 xóm, là: Bản Tao, Cốc Chia, Phong Ái, Đông Phén, Gia Lường, Túng Kít, Mò Nhàn, Khuổi Âu. Ngày 09/9/2019 Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành Nghị quyết số 27/NQ-HĐND về việc sáp nhập, đổi tên xóm, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Thực hiện chủ trương của Hội đồng nhân dân tỉnh, xã tiến hành sáp nhập xóm Cốc Chia và Phong Ái thành xóm Quốc Phong; sáp nhập xóm Bản Tao vào Đông Phén thành xóm Bản Đông. Từ đó cho đến nay, xã Kim Loan gồm có 6 đơn vị xóm, bao gồm: Bản Đông, Gia Lường, Túng Kít, Quốc Phong, Mò Nhàn, Âu Kít.

Chịu sự tác động bởi kiến tạo của địa chất, địa hình xã Kim Loan có độ dốc thoai thoải từ bắc - tây bắc xuống nam - đông nam. Đặc điểm địa hình của xã vừa có núi đá, vừa có núi đất đồng thời xen lẫn với các thung lũng nhỏ hẹp. về đại thể, địa hình của Kim Loan được chia thành 2 vùng: Khu vực phía Bắc là vùng núi đất, có độ dốc tương đối thấp, thích hợp cho việc hình thành các vườn đồi, vườn rừng ở địa phương. Khu vực phía nam là những rặng núi đá vôi cao, với những vách đá dựng đứng. Xen giữa đồi, núi là những thung lũng nhỏ hẹp, tạo điều kiện thuận lợi để người dân khai phá hình thành cánh đồng Đông Phén, Gia Lường, các khu ruộng bậc thang để canh tác.

Cùng với các dãy núi đá, địa hình ở Kim Loan có các hang động tự nhiên và đèo dốc. Ở Kim Loan, địa hình đèo dốc vốn là các con đường đi lại của nhân dân. Tiêu biểu là đèo Kéo Cốc Diến, là eo núi hẹp tạo nên một cái cửa của xóm Lũng Túng thông xuống xóm Bản Chao [xã An Lạc), đây là con đường duy nhất từ An Lạc vào Kim Loan. Lợi dụng địa thế hiểm trở, trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm, đèo Kéo Cốc Diến là địa điểm gắn với lịch sử chống giặc, bảo vệ quê hương của nhân dân vùng đất Kim Loan. Hang động tập trung ở các xóm như Lũng Túng, Bảo Tao, Cốc Chia. Hang động có đặc điểm rộng và sâu. Hang Ngườm Lũng Se ở xóm Lũng Túng với nhiều cảnh đẹp, trong hang có nước chảy trong mát. Từ xóm Cốc Chia lên cửa Thình Se có vách đá dựng đứng. Bản Tao có hang Ngườm Luông. Trong thời kì chiến tranh, hệ thống hang động là địa điểm sơ tán của người dân địa phương.

anh tin bai
anh tin bai

Hệ thống các con suối, khe lạch được hình thành từ khu vực tiếp giáp giữa các dãy núi, đồi. Lớn nhất là suối Cốc Chia và suối Bản Tao. Suối Cốc Chia bắt nguồn từ khu rừng phía bắc xóm Khuổi Ai chảy đến xóm Cốc Chia và chảy ngầm qua các khe núi, đổ xuống Bản Coỏng (xã Đức Quang). Phần chảy qua địa bàn xã của con suối dài 3,5 km. Suối Bản Tao, được chia làm hai nhánh. Nhánh thử nhất bắt nguồn từ rừng phía tây bắc xóm Lũng Mò chảy xuống xóm Gia Lường. Nhánh thứ hai bắt nguồn từ rừng Thềnh Kít, chảy qua Khuổi Âu, chảy xuống gặp nhánh thử nhất tại Gia Lường. Từ Gia Lường chảy qua xóm Đông Phén đến Bản Tao, xuyên qua chân núi chảy qua xóm Bản Chao (xã An Lạc). Suối Bản Tao chảy qua địa bàn xã có độ dài là 7,2 km, đây là con suối có lưu lượng nước khá lớn, cung cấp nguồn nước tưới cho khoảng 60 ha ruộng. Ở phía tây xã mà cụ thể là tại xóm Thong Nhàn có con sông Bắc Vọng chảy qua tạo thành thác Thong Nhàn, có độ cao khoảng 20 m1. Ngoài ra, trên địa bàn Kim Loan còn có các khe lạch, mỏ nước phân bố ở một số xóm của xã. Hệ thống sông, suối, khe lạch trên địa bàn xã góp phần quan trọng trong cung cấp nguồn nước tưới cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân xã Kim Loan. Bên cạnh đó, khi chưa có điện lưới quốc gia trên các thôn, xóm, người dân đã tận dụng các dòng suối để làm "thủy điện" nhỏ phục vụ cho sinh hoạt.

Loại đất chủ yếu được phân bố ở Kim Loan bao gồm: đất vàng đỏ trên đá phiến sét, đất vàng nhạt trên đá cát, đất dọc thung lũng do tác động của quá trình dốc tụ. Đất vàng đỏ trên đá phiến sét có khả năng giữ nước tốt, phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa, hoa màu và cây lâu năm, cây ăn quả. Loại đất được hình thành do quá trình dốc tụ từ trên cao xuống, nên độ phì nhiêu tương đối lớn, phù hợp với việc trồng lúa, ngô,... Đất vàng nhạt trên đá cát có màu xám, ẩm, có nhiều sạn thạch anh, nhìn chung loại đất này tương đối nghèo dinh dưỡng, song có thể khai thác để canh tác các loại cây lâu năm. Nhìn chung, đất trồng trọt ở Kim Loan phổ biến là đất thịt nhẹ chiếm khoảng 60% diện tích ruộng đất, đất thịt trung bình là 15%, đất thịt nặng là 15%, đất cát pha là 10%.

Khí hậu của Kim Loan tương đối ôn hòa, không quá rét kéo dài về mùa đông và không quá oi bức kéo dài về mùa hạ. Mùa rét thường bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình khoảng 10°c - 12°c, nhiệt độ thấp nhất 0°c (thường diễn ra khoảng 2 - 3 ngày]. Nhiệt độ cao nhất lên đến 22°c - 25°c. Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình khoảng 26°c, cao nhất là 34°c - 35°c. Độ ẩm trung bình năm là 75%, cao nhất 95%, thấp nhất 60%. Lượng mưa trung bình hằng năm khoảng 1.600 mm, thấp nhất 1.200 mm, cao nhất 2.100 mm. Hiện tượng sương mù xuất hiện trong năm, gây ra hiện tượng khô và giá lạnh, tuy nhiên thời gian diễn ra tương đối ngắn, thường khoảng 2-3 ngày. Vào những tháng chuyển tiếp từ mùa lạnh sang mùa nóng (cuối tháng 2, đầu tháng 3 âm lịch) thường xảy ra mưa đá nhẹ.

Tổng diện tích tự nhiên của xã, tính thời điểm năm 2019 là 3.004 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước có 350 ha, đất lâm nghiệp chiếm tỉ lệ trên 2.458,63 ha tổng diện tích toàn xã, độ che phủ rừng là 56%. Trước kia, rừng ở Kim Loan xanh tốt quanh năm, phong phú đa dạng về động, thực vật, với nhiều loại cây gỗ quý cùng các loại tre, vầu, nửa, song, mây, các loại cây thuốc quý. Ngoài ra, còn có các loài động vật như hổ, báo, hươu, nai, lợn rừng, cùng nhiều loài chim và ong mật. Rừng nơi đây không chỉ gắn bó với cuộc sống vật chất, mà còn ảnh hưởng rõ nét đến lịch sử, đời sống văn hóa, tâm linh của người dân địa phương. Trải qua những biến động của lịch sử, rừng Kim Loan đã bị cạn kiệt. Ngày nay, chủ yếu là rừng trồng, rừng khoanh nuôi. Các loại cây trồng chính gồm có thông, hồi, trúc, bạch đàn, sa mộc... Để phát triển quỹ rừng, được sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh và các tổ chức quốc tế, xã Kim Loan đã triển khai nhiều chương trình, dự án. Trong đó, Dự án 147, Chương trình 135, Dự án 327, Dự án PAM 5322, đã nâng diện tích độ che phủ của rừng lên 56% (năm 2020), Dự án Đầu tư cơ sử hạ tầng nông thôn 6/6 xóm được triển khai.

anh tin bai

Với địa hình khá phức tạp, nhiều đồi, núi nên giao thông của xã gặp nhiều khó khăn. Trước đây, đồng bào Tày, Nùng chủ yếu đi lại thông qua các con đường mòn, đường đất thường xuyên bị xói lử sau những trận mưa bão. Từ năm 2000, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cấp ủy, chính quyền và ban ngành các cấp, giao thông của địa phương được mở mang, nâng cấp, xã đã có đường ô tô từ trung tâm xã qua các xóm Gia Lường, Lũng Túng đến Bản Chao (An Lạc), tạo điều kiện cho nhân dân đi lại thuận lợi và phục vụ các hoạt động kinh tế, xã hội ở địa phương.

Nhìn chung, đặc điểm vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên của Kim Loan mang lại cho người dân địa phương một số điều kiện thuận lợi trong sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội. Song nơi đây cũng là vùng có địa hình hiểm trở, giao thông khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động lưu thông trong nhân dân và việc quy hoạch, mở mang cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội.

Kim Loan cũng như các địa phương thuộc tỉnh Cao Bằng xưa vốn là vùng đất cổ. Trong lịch sử, vùng đất Kim Loan đã có con người đến sinh sống từ rất sớm, lúc đầu với dân số rất ít, họ sinh sống ở các chòm xóm rải rác ven các sườn đồi, chân núi, ven theo các thung lũng hướng ra đồng ruộng hoặc ven theo các con suối để thuận tiện cho việc phát triển sản xuất, sinh hoạt và đi lại. Qua các thời kỳ phát triển chung của đất nước, dân cư ngày càng tăng lên. Đến nay, theo kết quả của Tổng điều tra dân số năm 2019 của tỉnh Cao Bằng, toàn xã có 292 hộ với 1.328 nhân khẩu, với hai thành phàn dân tộc chủ yếu là Tày và Nùng, cư trú từ lâu đời.

Cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng ở xã Kim Loan luôn gắn bó, tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống và sản xuất, tạo nên truyền thống đoàn kết ngày càng bền chặt.

Vốn là cư dân có truyền thống canh tác nông nghiệp lúa nước, nên đồng bào Tày, Nùng khi đến địa phương khai phá đất đai để canh tác, họ đã dựng nhà, lập thành làng bản dọc các con sông, suối, thung lũng, ven theo triền đồi thấp. Từ đó, hình thành nên các cánh đồng và khu ruộng bậc thang màu mỡ. Trong quá trình khai hoang mở đất, cải tạo thiên nhiên, lao động sản xuất, nhân dân địa phương đã tích lũy được một kho tàng kinh nghiệm quý báu để canh tác cây lúa nước như các khâu làm thủy lợi, làm đất, chọn giống, bón phân, chăm sóc và thu hoạch... Họ biết lợi dụng sức nước dọc các con suối để đắp phai, dựng cọn nước, đào mương làm thủy lợi. Trước đây, bên cạnh canh tác canh tác trên các thửa ruộng bậc thang, người dân ở Kim Loan còn trồng lúa rẫy và nhiều loại hoa màu khác để phục vụ cuộc sống. Sản xuất vốn phụ thuộc vào thiên nhiên, từ đó họ đã tích lũy được các tri thức dân gian trong sản xuất như: cách xem thời tiết thông qua việc suy đoán các hiện tượng tự nhiên "trăng vòng đen thì lũ, trăng vòng tròn thì hạn", "năm có sương muối nặng thì vụ mùa sẽ tốt tươi"; hay các kinh nghiệm trong cách chọn giống gia súc gia cầm: để chọn trâu nái làm giống, nên chọn con tai to, mông to, răng đều, mõm to bè, mũi ướt, có các nốt xoáy đối xứng,... Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, người dân ở địa phương đã kết hợp một số giá trị của tri thức dân gian kết hợp với việc ứng dụng thành tựu của khoa học kĩ thuật, thúc đẩy sản xuất phát triển.

Bên cạnh sản xuất nông nghiệp là hoạt động kinh tế chủ đạo, đồng bào các dân tộc Tày, Nùng ở địa phương thường tranh thủ vào lúc nông nhàn, tạo ra các sản phẩm thủ công nghiệp phục vụ cho sinh hoạt gia đình và trao đổi tại chợ phiên. Nghề thủ công chủ yếu ở Kim Loan là đan lát, dệt vải, dệt thổ cẩm và ép dầu. Dưới bàn tay khéo léo và sự công phu của chị em phụ nữ Tày, Nùng đã tạo nên nhiều sản phẩm từ nghề dệt vải bền, đẹp. Ngày nay, phần lớn các nghề thủ công truyền thống đã có sự mai một dần, trên địa bàn xã chỉ còn tồn tại nghề đan lát.

Làng bản, nhà cửa của người Tày, Nùng phần lớn được dựng theo lối dựa lưng vào núi, phía trước hướng ra cánh đồng, tạo không khí thoáng mát, mở rộng tầm nhìn bao quát được ruộng đồng và quang cảnh thiên nhiên. Loại hình nhà ở chủ yếu của người dân Kim Loan là nhà sàn bằng gỗ, với đặc điểm là cột được làm bằng gỗ, ba gian, lợp ngói, xung quanh trát vách, bưng ván, xây tường hoặc che bằng cót, lá ốp nửa. Trong đó, phần trên sàn là không gian sinh hoạt của gia chủ, cất trữ lương thực; phàn dưới sàn nhà là nơi dành để nhốt gia súc, gia cầm [ngày nay đã làm chuồng trại riêng].

Trong ăn uống, cũng như nhiều địa phương trong vùng, người Tày, Nùng ở Kim Loan phần lớn sử dụng nguyên liệu từ tự nhiên và sản phẩm của sản xuất nông nghiệp. Các món ăn hằng ngày được chế biến từ gạo, ngô, khoai, sắn, mạch và các cây rừng như củ mài, bột cây báng,... Thực phẩm ngoài thịt gà, lợn còn có các loại cá, tôm, cua được người dân đánh bắt dọc sông, suối. Trong ngày tết, mâm cỗ được bày biện thịnh soạn hơn, đồng thời tùy thuộc vào tục lệ truyền thống mà các món ăn có tính đặc trưng trong từng nghi lễ. Đối với tết Nguyên đán, ngoài các món ăn hằng ngày còn có thịt lợn, thịt gà là các loại rau chua, rau thơm, rau sống, đồng thời không thể thiếu các loại bánh như bánh chưng, bánh gio, chè lam, rượu. Trong dịp lễ Tảo mộ, nhất thiết phải có món xôi ngũ sắc, thịt gà hoặc thịt lợn,

song không được dùng thịt vịt. Trong khi đó, vào dịp Rằm tháng Bảy ngoài thịt gà, lợn mâm cỗ không thể thiếu món ăn được chế biến từ thịt vịt để cúng tổ tiên. Các món ăn được xem là đặc sản ở địa phương chính là măng nhồi, bí cuộn, chuối rừng ninh xương ống, măng khô, mộc nhĩ, nấm hương nấu canh thịt gà.

Trang phục truyền thống của các dân tộc Tày, Nùng ở Kim Loan cũng mang đặc trưng chung với cách ăn mặc của người Tày, Nùng trong vùng. Phụ nữ người Nùng mặc quần áo cài khuy chéo về phía sát nách, thân áo ngắn, tay áo rộng, hơi ngắn, thắt lưng và đuôi thắt lưng ngắn, đàu vấn khăn. Phụ nữ người Tày thường mặc váy, áo dài đến nửa bắp chân, thắt lưng dài, hai đuôi thắt lưng dài đến quá nửa đùi, tay áo hẹp, thon dài che kín cổ tay. Bởi có một vài khác biệt trong cách ăn mặc của người Tày và Nùng nên người dân địa phương thường gọi dân tộc Tày với tên gọi thân mật là "dân tộc áo dài", dân tộc Nùng là "dân tộc áo ngắn".

Cho đến nay, người dân Kim Loan còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống gắn với phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng. Trong thờ cúng tổ tiên, bàn thờ được đặt ở gian giữa, nơi trang trọng nhất của ngôi nhà. Trên ban thờ, ngoài năm bát hương thờ tổ tiên, còn có bát hương thờ Quan âm, cạnh bàn thờ tổ tiên còn có một bát hương thờ bà Phúc mẫu (bà mụ). Nghi thức thờ cúng chủ yếu: vào ngày mồng 1 và 15 âm lịch hằng tháng, gia chủ thắp hương cho tổ tiên, thần linh. Đối với các dịp lễ, tết, người dân địa phương bày mâm lễ để cầu cúng. Với quan niệm "đất có thổ công, sông có hà bá", ở Kim Loan tục thờ Thổ công, đây là nét văn hóa khá phổ biến. Thổ công là vị thần cai quản làng bản, bảo vệ không cho các loại tà ma xâm nhập, quấy nhiễu dân làng, gia súc; bảo vệ người và gia súc cho cả làng. Do đó, thờ cúng Thổ công là nghĩa vụ của cả làng. Miếu thờ thàn được đặt ở đàu làng, việc trông coi, quản lí và tu sửa miếu thờ do trưởng xóm chủ trì và dân làng có trách nhiệm góp công, góp của để thực hiện. Vào các dịp lễ, tết hằng năm, hay khi gia đình có việc hệ trọng như ma chay, cưới xin, dựng nhà, làm mo, làm bụt cho người ốm đều phải cầu cúng đến thần.

Lễ hội Lồng Tồng [Hội xuống đồng) là hoạt động văn hóa mang tính chất cộng đồng khá nổi bật ở địa phương. Hằng năm, lễ hội Lồng Tồng được tổ chức tại Bản Tao vào ngày mồng 9 tháng Giêng âm lịch. Lễ hội được tổ chức long trọng, tưng bừng thể hiện sự tôn kính đối với các vị thần linh. Lễ vật thường là mâm cỗ của các thôn bản được chuẩn bị chu đáo, càu kỳ từ những sản phẩm do chính bàn tay lao động của mình làm ra, thể hiện lòng biết ơn và càu mong sự phù trợ của các thần linh, càu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu, gia súc sinh sôi nảy nở, cuộc sống người dân ấm no, an khang thịnh vượng, không ốm đau, bệnh tật. Sau phần lễ là phần hội, với các trò chơi như múa kì lân, đánh yến, đánh còn, đánh quay, chọi chim, hát giao duyên... rất vui nhộn.

Các nghi lễ vòng đời truyền thống của đồngbào Tày, Nùng ở Kim Loan mang nhiều nét đặc sắc. Trong cưới xin, khi con cái trưởng thành, cha mẹ nhờ người thân dạm hỏi và thực hiện lễ so lá số. Khi hai bên gia đình đồng ý, nhà trai đưa cho bên nhà gái một số tiền mặt, bánh chưng, bánh dày; nhà gái mua sắm các tư trang gọi là của hồi môn cho con gái trước khi về nhà chồng. Trước đây, một đám cưới truyền thống thường được tổ chức theo các bước: lễ dạm hỏi, lễ so lá số, lễ mừng hợp số, lễ ăn hỏi, nghi lễ siêu tích và lễ cưới. Đặc biệt, trong cưới xin, để thể hiện sự biết ơn đối với cha mẹ, nhất thiết phải có tiền "Khô ướt" gói giấy đỏ cho mẹ. Trong tang ma, người Tày, Nùng ở Kim Loan thường mặc quần áo trắng, đội khăn trắng, vải thô. Con dâu buông xõa tóc. Trước đây, nghi lễ tang ma được tổ chửc khá càu kỳ, thời gian kéo dài, chi phí tốn kém, để quan tài trong nhà lâu ngày. Ngày nay, nghi thức đám tang vẫn duy trì theo tục lệ truyền thống song đã có sự cải biến một số tập tục để giảm thiểu chi phí, đảm bảo vệ sinh, phù hợp với các quy định chung trong việc cưới, việc tang và lễ hội.

Âm nhạc dân gian của người Tày, Nùng chủ yếu là những bài ca, bản nhạc êm ái, dịu dàng trong âm điệu đằm thắm mượt mà [Lượn Hà Lều của người Nùng và Lượn Phong Slư của người Tày). Các làn điệu then, lượn,... chất phác phù hợp với âm điệu lời ca của người dân và thiên nhiên miền núi. Nơi đây có truyền thống hát lượn, các điệu Phong Slư với nội dung phong phú phản ánh cuộc sống và hoạt động sản xuất. Các điệu múa dân gian thường mang tính ngẫu hửng, luôn gắn với cuộc sống con người trong những hoàn cảnh cụ thể và mang ý nghĩa lễ thức, gắn với một chuỗi hành động nghi lễ diễn tả các ý niệm về tín ngưỡng thiêng liêng trong tâm thức dân gian của con người. Ngày nay trong xu thế hội nhập, văn hóa của các dân tộc ở Kim Loan nói riêng, Cao Bằng nói chung có sự giao thoa, tiếp thu những yếu tố văn hóa tinh hoa từ bên ngoài làm phong phú, đa dạng thêm vốn văn hóa cổ truyền của địa phương.

Nhìn chung, trong quá trình lao động sản xuất, các tộc người ở vùng đất Kim Loan đã hình thành, vun đắp nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp. Những nét văn hóa đó không chỉ thể hiện sự đa dạng và phong phú trong bản sắc văn hóa địa phương mà còn là động lực góp phàn bảo vệ và xây dựng quê hương qua các thời kỳ lịch sử.



[1] Đồng chí Hoàng Văn Loàn, sinh năm 1921 (không rõ năm hi sinh). Quê quán xóm Bản Chao, xã An Lạc, huyện Hạ Lang. Tư liệu do Đảng ủy xã Kim Loan cung cấp.

[2] Tỉnh uỷ - Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng, Địa chí Cao Bằng, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.30.

[3] Châu Thượng Lang gồm có bốn tổng là: Ỷ Cống, Lăng Yên, Dương Châu và Nga Ổ.

[4] Dương Thị The, Tên ỉàng xã Việt Nam đàu thế kỉ XIX, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1981, tr 34.

[5] Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hạ Lang, Lịch sử Đảng bộ huyện Hạ Lang (1930 - 2015), Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2016.

[6] Tỉnh uỷ - Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng, Địa chí các xã tình Cao Bằng, Quyến III, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.57.

Tin mới


Đăng nhập