Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Truyền thống xã Kim Loan

TRUYỀN THỐNG XÃ KIM LOAN

 

Kim Loan cũng như các địa phương thuộc tỉnh Cao Bằng xưa vốn là vùng đất cổ. Trong lịch sử, vùng đất Kim Loan đã có con người đến sinh sống từ rất sớm, lúc đầu với dân số rất ít, họ sinh sống ở các chòm xóm rải rác ven các sườn đồi, chân núi, ven theo các thung lũng hướng ra đồng ruộng hoặc ven theo các con suối để thuận tiện cho việc phát triển sản xuất, sinh hoạt và đi lại. Qua các thời kỳ phát triển chung của đất nước, dân cư ngày càng tăng lên. Đến nay, theo kết quả của Tổng điều tra dân số năm 2019 của tỉnh Cao Bằng, toàn xã có 292 hộ với 1.328 nhân khẩu, với hai thành phàn dân tộc chủ yếu là Tày và Nùng, cư trú từ lâu đời.

Cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng ở xã Kim Loan luôn gắn bó, tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống và sản xuất, tạo nên truyền thống đoàn kết ngày càng bền chặt.

Vốn là cư dân có truyền thống canh tác nông nghiệp lúa nước, nên đồng bào Tày, Nùng khi đến địa phương khai phá đất đai để canh tác, họ đã dựng nhà, lập thành làng bản dọc các con sông, suối, thung lũng, ven theo triền đồi thấp. Từ đó, hình thành nên các cánh đồng và khu ruộng bậc thang màu mỡ. Trong quá trình khai hoang mở đất, cải tạo thiên nhiên, lao động sản xuất, nhân dân địa phương đã tích lũy được một kho tàng kinh nghiệm quý báu để canh tác cây lúa nước như các khâu làm thủy lợi, làm đất, chọn giống, bón phân, chăm sóc và thu hoạch... Họ biết lợi dụng sức nước dọc các con suối để đắp phai, dựng cọn nước, đào mương làm thủy lợi. Trước đây, bên cạnh canh tác canh tác trên các thửa ruộng bậc thang, người dân ở Kim Loan còn trồng lúa rẫy và nhiều loại hoa màu khác để phục vụ cuộc sống. Sản xuất vốn phụ thuộc vào thiên nhiên, từ đó họ đã tích lũy được các tri thức dân gian trong sản xuất như: cách xem thời tiết thông qua việc suy đoán các hiện tượng tự nhiên "trăng vòng đen thì lũ, trăng vòng tròn thì hạn", "năm có sương muối nặng thì vụ mùa sẽ tốt tươi"; hay các kinh nghiệm trong cách chọn giống gia súc gia cầm: để chọn trâu nái làm giống, nên chọn con tai to, mông to, răng đều, mõm to bè, mũi ướt, có các nốt xoáy đối xứng,... Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, người dân ở địa phương đã kết hợp một số giá trị của tri thức dân gian kết hợp với việc ứng dụng thành tựu của khoa học kĩ thuật, thúc đẩy sản xuất phát triển.

Bên cạnh sản xuất nông nghiệp là hoạt động kinh tế chủ đạo, đồng bào các dân tộc Tày, Nùng ở địa phương thường tranh thủ vào lúc nông nhàn, tạo ra các sản phẩm thủ công nghiệp phục vụ cho sinh hoạt gia đình và trao đổi tại chợ phiên. Nghề thủ công chủ yếu ở Kim Loan là đan lát, dệt vải, dệt thổ cẩm và ép dầu. Dưới bàn tay khéo léo và sự công phu của chị em phụ nữ Tày, Nùng đã tạo nên nhiều sản phẩm từ nghề dệt vải bền, đẹp. Ngày nay, phần lớn các nghề thủ công truyền thống đã có sự mai một dần, trên địa bàn xã chỉ còn tồn tại nghề đan lát.

Làng bản, nhà cửa của người Tày, Nùng phần lớn được dựng theo lối dựa lưng vào núi, phía trước hướng ra cánh đồng, tạo không khí thoáng mát, mở rộng tầm nhìn bao quát được ruộng đồng và quang cảnh thiên nhiên. Loại hình nhà ở chủ yếu của người dân Kim Loan là nhà sàn bằng gỗ, với đặc điểm là cột được làm bằng gỗ, ba gian, lợp ngói, xung quanh trát vách, bưng ván, xây tường hoặc che bằng cót, lá ốp nửa. Trong đó, phần trên sàn là không gian sinh hoạt của gia chủ, cất trữ lương thực; phàn dưới sàn nhà là nơi dành để nhốt gia súc, gia cầm [ngày nay đã làm chuồng trại riêng].

Trong ăn uống, cũng như nhiều địa phương trong vùng, người Tày, Nùng ở Kim Loan phần lớn sử dụng nguyên liệu từ tự nhiên và sản phẩm của sản xuất nông nghiệp. Các món ăn hằng ngày được chế biến từ gạo, ngô, khoai, sắn, mạch và các cây rừng như củ mài, bột cây báng,... Thực phẩm ngoài thịt gà, lợn còn có các loại cá, tôm, cua được người dân đánh bắt dọc sông, suối. Trong ngày tết, mâm cỗ được bày biện thịnh soạn hơn, đồng thời tùy thuộc vào tục lệ truyền thống mà các món ăn có tính đặc trưng trong từng nghi lễ. Đối với tết Nguyên đán, ngoài các món ăn hằng ngày còn có thịt lợn, thịt gà là các loại rau chua, rau thơm, rau sống, đồng thời không thể thiếu các loại bánh như bánh chưng, bánh gio, chè lam, rượu. Trong dịp lễ Tảo mộ, nhất thiết phải có món xôi ngũ sắc, thịt gà hoặc thịt lợn,

song không được dùng thịt vịt. Trong khi đó, vào dịp Rằm tháng Bảy ngoài thịt gà, lợn mâm cỗ không thể thiếu món ăn được chế biến từ thịt vịt để cúng tổ tiên. Các món ăn được xem là đặc sản ở địa phương chính là măng nhồi, bí cuộn, chuối rừng ninh xương ống, măng khô, mộc nhĩ, nấm hương nấu canh thịt gà.

Trang phục truyền thống của các dân tộc Tày, Nùng ở Kim Loan cũng mang đặc trưng chung với cách ăn mặc của người Tày, Nùng trong vùng. Phụ nữ người Nùng mặc quần áo cài khuy chéo về phía sát nách, thân áo ngắn, tay áo rộng, hơi ngắn, thắt lưng và đuôi thắt lưng ngắn, đàu vấn khăn. Phụ nữ người Tày thường mặc váy, áo dài đến nửa bắp chân, thắt lưng dài, hai đuôi thắt lưng dài đến quá nửa đùi, tay áo hẹp, thon dài che kín cổ tay. Bởi có một vài khác biệt trong cách ăn mặc của người Tày và Nùng nên người dân địa phương thường gọi dân tộc Tày với tên gọi thân mật là "dân tộc áo dài", dân tộc Nùng là "dân tộc áo ngắn".

Cho đến nay, người dân Kim Loan còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống gắn với phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng. Trong thờ cúng tổ tiên, bàn thờ được đặt ở gian giữa, nơi trang trọng nhất của ngôi nhà. Trên ban thờ, ngoài năm bát hương thờ tổ tiên, còn có bát hương thờ Quan âm, cạnh bàn thờ tổ tiên còn có một bát hương thờ bà Phúc mẫu (bà mụ). Nghi thức thờ cúng chủ yếu: vào ngày mồng 1 và 15 âm lịch hằng tháng, gia chủ thắp hương cho tổ tiên, thần linh. Đối với các dịp lễ, tết, người dân địa phương bày mâm lễ để cầu cúng. Với quan niệm "đất có thổ công, sông có hà bá", ở Kim Loan tục thờ Thổ công, đây là nét văn hóa khá phổ biến. Thổ công là vị thần cai quản làng bản, bảo vệ không cho các loại tà ma xâm nhập, quấy nhiễu dân làng, gia súc; bảo vệ người và gia súc cho cả làng. Do đó, thờ cúng Thổ công là nghĩa vụ của cả làng. Miếu thờ thàn được đặt ở đàu làng, việc trông coi, quản lí và tu sửa miếu thờ do trưởng xóm chủ trì và dân làng có trách nhiệm góp công, góp của để thực hiện. Vào các dịp lễ, tết hằng năm, hay khi gia đình có việc hệ trọng như ma chay, cưới xin, dựng nhà, làm mo, làm bụt cho người ốm đều phải cầu cúng đến thần.

Lễ hội Lồng Tồng [Hội xuống đồng) là hoạt động văn hóa mang tính chất cộng đồng khá nổi bật ở địa phương. Hằng năm, lễ hội Lồng Tồng được tổ chức tại Bản Tao vào ngày mồng 9 tháng Giêng âm lịch. Lễ hội được tổ chức long trọng, tưng bừng thể hiện sự tôn kính đối với các vị thần linh. Lễ vật thường là mâm cỗ của các thôn bản được chuẩn bị chu đáo, càu kỳ từ những sản phẩm do chính bàn tay lao động của mình làm ra, thể hiện lòng biết ơn và càu mong sự phù trợ của các thần linh, càu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu, gia súc sinh sôi nảy nở, cuộc sống người dân ấm no, an khang thịnh vượng, không ốm đau, bệnh tật. Sau phần lễ là phần hội, với các trò chơi như múa kì lân, đánh yến, đánh còn, đánh quay, chọi chim, hát giao duyên... rất vui nhộn.

Các nghi lễ vòng đời truyền thống của đồngbào Tày, Nùng ở Kim Loan mang nhiều nét đặc sắc. Trong cưới xin, khi con cái trưởng thành, cha mẹ nhờ người thân dạm hỏi và thực hiện lễ so lá số. Khi hai bên gia đình đồng ý, nhà trai đưa cho bên nhà gái một số tiền mặt, bánh chưng, bánh dày; nhà gái mua sắm các tư trang gọi là của hồi môn cho con gái trước khi về nhà chồng. Trước đây, một đám cưới truyền thống thường được tổ chức theo các bước: lễ dạm hỏi, lễ so lá số, lễ mừng hợp số, lễ ăn hỏi, nghi lễ siêu tích và lễ cưới. Đặc biệt, trong cưới xin, để thể hiện sự biết ơn đối với cha mẹ, nhất thiết phải có tiền "Khô ướt" gói giấy đỏ cho mẹ. Trong tang ma, người Tày, Nùng ở Kim Loan thường mặc quần áo trắng, đội khăn trắng, vải thô. Con dâu buông xõa tóc. Trước đây, nghi lễ tang ma được tổ chửc khá càu kỳ, thời gian kéo dài, chi phí tốn kém, để quan tài trong nhà lâu ngày. Ngày nay, nghi thức đám tang vẫn duy trì theo tục lệ truyền thống song đã có sự cải biến một số tập tục để giảm thiểu chi phí, đảm bảo vệ sinh, phù hợp với các quy định chung trong việc cưới, việc tang và lễ hội.

Âm nhạc dân gian của người Tày, Nùng chủ yếu là những bài ca, bản nhạc êm ái, dịu dàng trong âm điệu đằm thắm mượt mà [Lượn Hà Lều của người Nùng và Lượn Phong Slư của người Tày). Các làn điệu then, lượn,... chất phác phù hợp với âm điệu lời ca của người dân và thiên nhiên miền núi. Nơi đây có truyền thống hát lượn, các điệu Phong Slư với nội dung phong phú phản ánh cuộc sống và hoạt động sản xuất. Các điệu múa dân gian thường mang tính ngẫu hửng, luôn gắn với cuộc sống con người trong những hoàn cảnh cụ thể và mang ý nghĩa lễ thức, gắn với một chuỗi hành động nghi lễ diễn tả các ý niệm về tín ngưỡng thiêng liêng trong tâm thức dân gian của con người. Ngày nay trong xu thế hội nhập, văn hóa của các dân tộc ở Kim Loan nói riêng, Cao Bằng nói chung có sự giao thoa, tiếp thu những yếu tố văn hóa tinh hoa từ bên ngoài làm phong phú, đa dạng thêm vốn văn hóa cổ truyền của địa phương.

Nhìn chung, trong quá trình lao động sản xuất, các tộc người ở vùng đất Kim Loan đã hình thành, vun đắp nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp. Những nét văn hóa đó không chỉ thể hiện sự đa dạng và phong phú trong bản sắc văn hóa địa phương mà còn là động lực góp phàn bảo vệ và xây dựng quê hương qua các thời kỳ lịch sử.

Tin khác
Tin tức
Đăng nhập